Có thể khẳng định, lĩnh vực công nghệ số đang phát triển như vũ bão trên toàn hành tinh chúng ta. Nó phát triển nhanh đến nỗi ngay cả đến những người được coi là “rành” về internet nhiều khi cũng không thể kịp cập nhật nỗi những thuật ngữ trong thế giới trực tuyến.
Tại Việt Nam, xem ra các thuật ngữ để chỉ cấp độ “mạnh - yếu”, “nhanh - châm”, “lớn - nhỏ”… của một trang website nào đó vẫn còn khá mù mờ với đại đa số người dân, kể cả các ông chủ của những doanh nghiệp lớn. Điều nay hoàn toàn không phải lỗi của họ mà hoàn toàn mang tính khách quan của thời đại, của sự phát triển quá nhanh trong lĩnh vực này mà chúng ta chưa thể theo kip, học kịp mà thôi. Và vì vậy, bài viết này cũng chỉ với mục đích khiêm nhường nhằm giúp ai đó có thể hiểu đôi chút về một thuật ngữ “mới mình cũ ta” – Page Rank và vì sao chúng lại khiến các SEOer luôn đau đầu với điều này đến vậy.
PageRank của một website là gì?
PageRank hay Ranking viết tắt là PR ( không phải PR của Public Relations) tạm dịch là thứ hạng trang. Khi nói đến PageRank người ta thường nghĩ đến ngay Google PageRank. Đó là một hệ thống xếp hạng trang Web của các máy tìm kiếm nhằm sắp xếp thứ tự ưu tiên đường dẫn URL trong trang kết quả tìm kiếm. PageRank được phát triển tại trường đại học Stanford bởi Lary Page (cũng bởi vậy mà có tên PageRank) và sau đó Sergey Brin đã phát triển và hoàn thiện dự án này.
Theo Google, thì PageRank chỉ được đánh giá từ hệ thống liên kết đường dẫn. Vì vậy trang (website hay blog) của bạn càng nhận nhiều liên kết trỏ đến thì mức độ uy tín trang của bạn càng tăng. Tuy nhiên đó chỉ là những khái niệm sơ đẳng nhất về thuật ngữ này, còn trong thực tế, thuật toán PageRank phức tạp hơn rất nhiều. Tóm lại, có thể hiểu đơn giản thế này: Page là một trang trong một website còn Rank chính là thứ hạng. PageRank là thước đo của Google sử dụng nhằm đánh giá một trang web được thể hiện với 11 giá trị: từ 0 – 10, chỉ số PR càng cao thì độ tin cậy của trang web đó càng lớn. PR hoạt động như một mạng lưới giới thiệu, khi có một liên kết trỏ từ trang A đến trang B thì sẽ như một phiếu bầu của A cho B và gửi đến Google để đánh giá. Nói nôm na cho dễ hiểu thì Pagerank đơn giản là chỉ số tín nhiệm giống như một sự so sánh độ tin cậy của người này với người kia hay giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác vậy.
Trước đây, thậm chí trong hiện tại vẫn phổ biến hình thức lấy chỉ số Alexa để so đánh giá sự “lớn – nhỏ” của các trang website. Điều này không sai nhưng với Google thì điều đó là chưa đủ, thậm chí là một cách nhìn phiến diện và không khách quan. Điều này được thể hiện rõ nhất khi chúng ta truy cập vào một số địa chỉ website. Ví dụ với các trang như: www.goole.com có PR là 9 và xếp ở thứ 206 của Alexa, Facebook.com có PR là 9 và xếp thứ 1 của Alexa, mặc dù có lưỡng truy cập lớn và được Alexa xếp thứ 4 nhưng WWW.yahoo.com chỉ đạt mức 7 trong sếp hạng của PR.
Trên đây là 2 trang web có thể bất cứ người biết đến internet ở Việt Nam cũng đều biết tới và luôn nghĩ rằng đó là những trang web có thể có các chỉ số Alexa và PR cao nhất. Nhưng thực tế không hẳn vậy. Chúng ta hãy so sánh hai trang này với một số trang khác xem sao: Từ đất nước Ấn Độ, trang web www.india.gov.in chẳng mấy người Việt Nam biết tới này đang được Alexa xếp thứ 12.100 nhưng chỉ số PR đã đạt tới cấp độ 9/10, với trang www.usa.gov của Mỹ chỉ xếp số Alexa chỉ khiêm tốn ở con số 6.401 nhưng chỉ số Pagerank đã đạt cấp độ tối đa là 10/10… Qua các thông tin trên chúng ta có thể nhận thấy rằng, chỉ số Alexa (lưu lượng truy cập) không hẳn cũng sẽ đồng nhất với chỉ số tín nhiệm (PR)
Vì sao các SEOER luôn phải tìm mọi cách tăng thứ hạng Pagerank?
Có thể nói, trong thế giới tìm kiếm thông tin trực tuyến, Google là gã khổng lồ cai quản một lãnh hải vô cùng rộng lớn và dường như là độc tôn. Với “trách nhiệm” của mình Google luôn không ngừng xây dựng và hoàn thiện các “định chế” của mình nhằm hướng đến đáp ứng tốt nhất cho các yêu cầu, nhu cầu tìm kiếm thông tin của người sử dụng, đồng thời cũng là cách để họ lớn mạnh hơn và kiếm được nhiều tiền hơn. Cũng nhờ các chính sách ưu việt của Google, cộng đồng người sử dụng cộng cụ tìm kiếm trên trang của họ ngày càng cảm thấy dễ dàng hơn, nhanh hơn, hiệu quả và có chất lượng hơn trong quá trình sử dụng. Pagerank được Google xây dựng lên cũng không nằm ngoài mục đích nhằm hướng đến sự “minh bạch” hơn trong thế giới trực tuyến. Trong mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực nào đó đều có những tiêu chí để đánh giá về khả năng chuyên môn, về sự uy tín, về sự lành mạnh, về độ quy mô v.v...Và chỉ số Pagerank có thể coi là một “thước đo” để đánh giá về các tiêu chí này đối với các website. Để đánh giá cụ thể các tiêu chí bao gồm những gì và ra sao thì Google chưa bao giờ tiết lộ, kể cả những SEOer “cao thủ” cũng chưa ai dám khẳng định họ có thể biết tường tận các tiêu chí này là gì. Tuy nhiên từ công việc thực tế của mình, không ít người đã dần hiểu và tự đúc kết cho mình những cách làm để tiến đến tiệm cận nhất với các yêu cầu của “gã khổng lồ” Google nhằm đạt được “điểm cao”. Đây cũng chính là “nhiệm vụ” quan trọng nhất và khó khăn nhất của một SEOer, hay nói cách khác thì một nhân viên SEO có giỏi không, có “siêu” hay không, “đẳng cấp” của SEOer này sẽ được thể hiện rất lớn qua chỉ số Pagerank của trang web mà họ đang tối ưu.
Trong kinh doanh nói chung, nhất là với nhưng doanh nghiệp lớn, nhiệm vụ của các giám đốc marketing hay giám đốc quan hệ công chúng là họ phải nghiên cứu, xây dựng, triển khai các kế hoạch, các dự án của mình sao cho thất hiệu quả trong việc đưa hình ảnh thương hiệu, hình ảnh sản phẩm… của công ty mình lan tỏa rộng nhất và đến được với càng nhiều người càng tốt. Những vị trí này trong các công ty thường phải là người giỏi về nhiều lĩnh vực, có kiến thức rộng, có tư duy nhanh nhạy, có khả năng đàm phán và giao tiếp xuất sắc… thì mới có thể đảm đương được công việc này. Còn trong thế giới trực tuyến thì một SEOer chuyên nghiệp có thể ví như một giám đốc marketing hay giám đốc PR của trang web do họ phụ trách, quản lý. Bởi chính họ sẽ là người quan trọng nhất quyết định đến “thương hiệu” của trang web mà họ đang quản trị. Hiện nay, trong tình hình kinh tế rất khó khăn, mọi người, mọi tổ chức, doanh nghiệp… đều cố gắng tiết giảm tối đa các chi phí cho vấn đề nhân sự hay quảng cáo, tuyên truyền. Internet đương nhiên được coi là một trong những giải pháp tối ưu nhất để đồng thời giải quyết được những khó khăn, trở ngại cho các doanh nghiệp đang gặp phải – kinh phí. Mỗi tên miền, mỗi trang web …đều là những “tài sản” quý giá và có giá trị cao. Trong nhiều trường hợp, có không ít doanh nghiệp chỉ với một trang web tốt và một vài người SEO xuất sắc, họ có thể kinh doanh hiệu quả hơn nhiều so với cách kinh doanh truyền thống trước đó, mặc dù cũng với bằng đó con người, thậm chí đội ngũ nhân sự đồ sộ hơn.
SEO là một công việc thú vị và nghề này đang trở thành một nghề “hot” trên thị trường hiện nay. Những công ty “sở hữu” những nhân viên SEO giỏi thì chắc chắn công ty đó đang phát triển rất tốt công việc kinh doanh của mình từ Internet. Và để “săn” được một SEOer giỏi thì tiêu chí có lẽ vẫn là Search một từ khóa nào đó mà bạn quan tâm trên công cụ tìm kiếm của Google!