Hướng dẫn đăng kí và cài đặt Google Analytics

Hướng dẫn Cài đặt Google Analytics nhằm cho phép bạn thiết lập và định cấu hình nhanh một tập hợp báo cáo thành công cho một cấu hình. Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết về bất kỳ chủ đề nào, hãy tìm kiếm trong website kenhdichvu của chúng tôi.


    Bước 1 - Tạo tài khoản Google Analytics
    Bước 2 - Định cấu hình cho cấu hình của bạn
    Bước 3 - Chỉnh sửa mã theo dõi cho các thiết lập trang web tuỳ chỉnh
    Bước 4 - Thêm mã theo dõi vào các trang của bạn
    Bước 5 - Liên kết với tài khoản AdWords của bạn
    Bước 6 - Tạo các mục tiêu và kênh
    Bước 7 - Gắn thẻ cho các chiến dịch quảng cáo của bạn
    Bước 8 - Tạo các Bộ lọc
    Bước 9 - Cấp quyền truy cập cho người dùng khác
    Bước 10 - Bật theo dõi giao dịch thương mại điện tử

 

news-slidega


Bước 1 - Tạo tài khoản Google Analytics

Lưu ý đối với người dùng AdWords: Google Analytics có thể nhập và theo dõi dữ liệu chi phí từ Google AdWords nếu tài khoản AdWords và tài khoản Analytics của bạn được liên kết. Vui lòng đăng nhập vào tài khoản AdWords và thực hiện theo các hướng dẫn trên trang Google Analytics từ trong tab Báo cáo của bạn.
Để tạo tài khoản Analytics:

    Hãy truy cập vào http://www.google.com.vn/analytics.
    Nhập email và mật khẩu Tài khoản Google của bạn và nhấp vào Đăng nhập. Nếu bạn không có Tài khoản Google, hãy nhấp vào Đăng ký ngay để tạo một tài khoản.
    Nhấp vào Đăng ký.
    Nhập URL Trang web của bạn, đảm bảo bạn chọn http:// hoặc https:// từ danh sách thả xuống. Nhập biệt hiệu cho tài khoản này trong trường Tên Tài khoản, rồi nhấp vào Tiếp tục.
    Nhập thông tin liên hệ của bạn và nhấp vào Tiếp tục.
    Đọc Điều khoản Dịch vụ của Google Analytics. Nếu bạn đồng ý với các điều khoản này, hãy chọn hộp kiểm Có và nhấp vào Tạo Tài khoản Mới để tiếp tục.

Trang Hướng dẫn Theo dõi xuất hiện có chứa mã theo dõi bạn cần để dán vào mỗi trang trên trang web của mình. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên hoàn tất một số bước khác trước khi dán mã này để đảm bảo rằng dữ liệu bạn thu thập là có liên quan. Nếu bạn muốn cài đặt mã theo dõi ngay lập tức, hãy chuyển sang Bước 4 để được hướng dẫn.

Nếu không, hãy nhấp vào Tiếp tục trên trang Hướng dẫn Theo dõi để truy cập vào tài khoản mới của bạn.

Bước 2 - Định cấu hình cho cấu hình của bạn

Điều quan trọng là bạn phải định cấu hình cho cấu hình của mình để nhận được nhiều nhất từ báo cáo. Để truy cập cài đặt cấu hình của bạn:

    Trong bảng Cấu hình Trang web, hãy tìm cấu hình cần chỉnh sửa.
    Nhấp vào Chỉnh sửa. Trang Cài đặt Cấu hình sẽ xuất hiện.
    Nhấp vào Chỉnh sửa trên bảng Thông tin Cấu hình Trang web Chính.

Trang mặc định
Ví dụ: đặt cấu hình này thành trang (hoặc chỉ mục) mặc định của trang web sẽ cho phép Google Analytics điều hoà các mục nhật ký cho www.example.com và www.example.com/index.html. Trên thực tế, chúng cùng một trang, nhưng được báo cáo như là hai trang khác nhau trước khi cài đặt Trang Mặc định được định cấu hình.

Loại trừ Tham số Truy vấn URL
Trang web của bạn có sử dụng phiên động hay từ định danh người dùng không? Bạn có thể cho Analytics biết để bỏ qua các biến số này và không tính chúng như các trang duy nhất. Hãy nhập bất kỳ tham số truy vấn nào để loại trừ, tách nhau bằng dấu phẩy.

Trang web Thương mại Điện tử
Để bật báo cáo thương mại điện tử và bộ báo cáo Phân tích Thương mại Điện tử, hãy chọn Có. Thông tin khác về báo cáo thương mại điện tử có sẵn trong Bước 10.

Bước 3 - Chỉnh sửa mã theo dõi cho các thiết lập trang web tuỳ chỉnh    

Mã theo dõi cung cấp cho bạn được thiết kế để hoạt động với hầu hết thiết lập trang web. Tuy nhiên, có một vài trường hợp yêu cầu các cập nhật nhỏ cho mã theo dõi trên mỗi trang của bạn. Nếu bất kỳ tình huống nào sau đây áp dụng cho bạn, hãy thực hiện theo hướng dẫn để cập nhật mã trước khi thêm vào các trang của mình.

Tìm hiểu cách:

    Theo dõi nhiều tên miền trong một cấu hình (ví dụ: trang web chính cũng như trang web lưu trữ bảo mật)
    Theo dõi nhiều tên miền phụ trong một cấu hình
    Theo dõi nhiều bí danh tên miền

Bước 4 - Thêm mã theo dõi vào các trang của bạn

Thêm mã theo dõi vào các trang của bạn

Google Analytics chỉ theo dõi các trang có chứa mã theo dõi Google Analytics. Bạn cần phải thêm mã này vào mỗi trang trên trang web của mình, theo cách thủ công hoặc qua việc sử dụng bao gồm hoặc các phương thức khác.

Để truy cập mã theo dõi của bạn:

    Đăng nhập vào Google Analytics.
    Từ trang Cài đặt Analytics, hãy tìm cấu hình bạn muốn truy lại mã theo dõi. Xin lưu ý rằng mã theo dõi cụ thể cho từng cấu hình.
    Từ cột Cài đặt của cấu hình đó, hãy nhấp vào Chỉnh sửa.
    Ở trên cùng bên phải hộp Thông tin Cấu hình Trang web Chính, hãy nhấp vào Kiểm tra Trạng thái.
    Bạn có thể sao chép và dán mã theo dõi từ hộp văn bản trong phần Hướng dẫn thêm phần theo dõi.

Cài đặt cơ bản - Sao chép và dán phân đoạn mã vào cuối nội dung của bạn, ngay trước thẻ của mỗi trang bạn định theo dõi. Nếu bạn sử dụng bao gồm hoặc mẫu phổ biến, bạn có thể nhập tại đây.

   
   

Bạn cần cập nhật "xxxx-x" trong ví dụ ở trên bằng số tài khoản Google Analytics của mình. Bạn có thể truy cập toàn bộ mã theo dõi được cá nhân hoá của mình bằng cách thực hiện theo các hướng dẫn trong Tôi có thể tìm mã theo dõi của mình ở đâu?

Khi bạn đã hoàn tất bước này, Google Analytics sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu lưu lượng truy cập. Bạn có thể thấy dữ liệu này trong báo cáo của mình trong vòng 24 giờ.

Các trang web định hướng cơ sở dữ liệu - Chèn mã theo dõi trên trang index.php của bạn hoặc trang tương đương (ví dụ: default.php, index.cfm).

Các trang có khung - Trang web có khung sẽ tạo nhiều lần truy cập trang: một cho trang có khung (chứa thẻ FRAMESET hoặc IFRAME trong mã HTML) và một cho mỗi trang được hiển thị trong khung. Kết quả là số lần truy cập trang có thể hơi tăng cao. Ngay cả khi một trang trên trang web của bạn chỉ xuất hiện dưới dạng khung cho một trang khác, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên gắn thẻ cho trang đó bằng toàn bộ mã theo dõi. Nếu khách truy cập tiếp cận trang đó qua công cụ tìm kiếm hoặc liên kết trực tiếp từ một trang web khác và trang đó không có chứa mã theo dõi, thông tin giới thiệu, từ khoá và/hoặc chiến dịch từ nguồn đó sẽ bị mất.

Hãy xem Làm cách nào để phân tích báo cáo cho một trang web có khung?


Bước 5 - Liên kết với tài khoản AdWords của bạn    Quay lại Đầu trang

Đối với nhà quảng cáo AdWords, Google Analytics hiện có thể nhập dữ liệu chi phí từ các chiến dịch AdWords. Để liên kết tài khoản AdWords và tài khoản Analytics của bạn, hãy đăng nhập vào tài khoản AdWords và thực hiện theo các bước được cung cấp trên trang Google Analytics từ trong tab Báo cáo.

Bước 6 - Tạo các mục tiêu và kênh

Nếu trang web của bạn được thiết kế để hướng khách truy cập đến một trang cụ thể, chẳng hạn như trang mua hàng hoặc trang đăng ký email, bạn có thể theo dõi số chuyển đổi thành công bằng cách sử dụng các mục tiêu và kênh trong Google Analytics.

    Mục tiêu là một trang trên trang web mà khách truy cập đến khi họ thực hiện mua hàng hoặc hoàn tất một hành động mong muốn khác, chẳng hạn như đăng ký hoặc tải xuống.
    Kênh tượng trưng cho đường dẫn mà bạn mong đợi khách truy cập sử dụng để tiếp cận mục tiêu. Việc xác định các trang này cho phép bạn thấy tần số khách truy cập bỏ qua các mục tiêu (và nơi họ đến thay thế) và giá trị của mục tiêu.

Mỗi cấu hình có thể có tối đa 4 mục tiêu, với một kênh xác định cho mỗi mục tiêu. Để thiết lập mục tiêu và kênh:

Nhập Thông tin Mục tiêu:

    Từ trang Cài đặt Analytics, hãy tìm cấu hình mà bạn sẽ tạo mục tiêu và nhấp vào Chỉnh sửa.
    Chọn 1 trong 4 vị trí mục tiêu có sẵn cho cấu hình đó và nhấp vào Chỉnh sửa.
    Nhập URL Mục tiêu. Khách truy cập đến trang này sẽ đánh dấu một chuyển đổi thành công. Ví dụ: trang xác nhận đăng ký, trang hoàn tất thanh toán hoặc trang cảm ơn.
    Nhập Tên mục tiêu như xuất hiện trong tài khoản Google Analytics của bạn.
    Bật hoặc Tắt mục tiêu. Lựa chọn này quyết định liệu Google Analytics có theo dõi mục tiêu chuyển đổi này vào lúc này hay không. Nói chung, bạn sẽ muốn đặt lựa chọn Mục tiêu Hoạt động thành Bật.

Sau đó, hãy Xác định kênh bằng cách thực hiện theo các bước sau:

    Nhập URL trang đầu tiên của kênh chuyển đổi của bạn. Trang này nên là một trang phổ biến cho tất cả người dùng để hướng họ vào Mục tiêu của bạn. Ví dụ: nếu bạn theo dõi lưu lượng người dùng qua các trang thanh toán, đừng bao gồm trang sản phẩm làm một bước trong kênh của mình.
    Nhập Tên cho bước này.
    Nếu đây là Bước bắt buộc trong quá trình chuyển đổi, hãy chọn hộp kiểm ở bên phải bước này. Nếu hộp kiểm này được chọn, những người dùng đến trang mục tiêu của bạn mà không đi qua trang kênh này sẽ không được tính là chuyển đổi.
    Tiếp tục nhập các bước mục tiêu cho đến khi kênh của bạn được xác định hoàn toàn. Bạn có thể nhập tối đa 10 bước hoặc chỉ một bước duy nhất.

Cuối cùng, hãy định cấu hình Cài đặt khác bằng cách thực hiện theo các bước bên dưới:

    Nếu các URL được nhập ở trên có Phân biệt chữ hoa chữ thường, hãy chọn hộp kiểm này.
    Nhập Giá trị mục tiêu. Đây là giá trị được sử dụng trong các tính toán ROI của Google Analytics và có thể là giá trị đặt trước cho trang hoặc giá trị động được lấy từ trang xác nhận thương mại điện tử của bạn. Nếu là trường hợp đầu, hãy nhập số tiền vào trường này; nếu là trường hợp sau, hãy để trống trường này và tham khảo Làm cách nào để theo dõi giao dịch thương mại điện tử?
    Nhấp vào Lưu Thay đổi để tạo Mục tiêu và kênh này hoặc Huỷ để thoát mà không lưu.

Hãy xem các bài viết sau để biết thêm thông tin về cách thiết lập mục tiêu:

    Làm cách nào để phân biệt các bước mục tiêu và kênh nếu các URL của tôi được tạo theo kiểu động?
    Làm cách nào để phân biệt các mục tiêu và kênh nếu các URL trang web của tôi giống hệt nhau?
    Làm cách nào để theo dõi mục tiêu là một liên kết ngoài?
    Làm cách nào để theo dõi một mục tiêu là tệp tải xuống (ví dụ: tệp PDF, AVI hoặc WMV)?

Bước 7 - Gắn thẻ cho các chiến dịch quảng cáo của bạn

Lưu ý đối với người dùng AdWords: Nếu bạn chỉ theo dõi các chiến dịch AdWords, bạn có thể bỏ qua bước này. Khi bạn đã liên kết tài khoản AdWords và tài khoản Analytics của mình, từ khoá AdWords sẽ được tự động gắn thẻ với các biến số theo dõi bắt buộc.

Việc gắn thẻ cho các quảng cáo trực tuyến là điều kiện quyết định quan trọng để cho phép Google Analytics cho bạn thấy những hoạt động tiếp thị nào thực sự sinh lợi. Gắn thẻ bao gồm chèn và xác định các biến số cụ thể vào những liên kết dẫn đến trang web của bạn.

Nói chung, bạn cần phải gắn thẻ tất cả các liên kết từ khoá phải trả tiền, các biểu ngữ và các quảng cáo khác và các liên kết bên trong thông báo bằng email quảng cáo của bạn, ngoại trừ các liên kết trong Google AdWords, sẽ tự động được gắn thẻ. May thay, quá trình gắn thẻ diễn ra trôi chảy khi bạn hiểu cách phân biệt các chiến dịch của mình. Ngoài ra, công cụ Trình tạo URL giúp bạn dễ dàng gắn thẻ cho các liên kết của mình.

Để xem giải thích đầy đủ về cách gắn thẻ cho các liên kết của bạn, hãy đọc Làm cách nào để gắn thẻ cho các liên kết của tôi? Nếu bạn muốn bắt đầu nhanh, hãy tham khảo bảng bên dưới.
Biến số     Tên     Mô tả
utm_source.     Nguồn     Mọi giới thiệu đến trang web đều có nguồn gốc hoặc nguồn . Ví dụ về nguồn là công cụ tìm kiếm Google, công cụ tìm kiếm AOL, tên của một bản tin hoặc tên của trang web giới thiệu.
utm_medium     Phương tiện     Phương tiện giúp nguồn đủ điều kiện; nguồn cùng phương tiện cung cấp thông tin cụ thể về nguồn gốc của một giới thiệu. Ví dụ: trong trường hợp nguồn công cụ tìm kiếm Google, phương tiện có thể là "giá mỗi nhấp chuột", cho thấy một liên kết được tài trợ mà nhà quảng cáo đã trả tiền hoặc "có tổ chức", cho thấy một liên kết trong các kết quả của công cụ tìm kiếm miễn phí. Trong trường hợp nguồn bản tin, ví dụ về phương tiện bao gồm "email" và "in".
utm_term     Thuật ngữ     Thuật ngữ hoặc từ khoá là từ hoặc cụm từ mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm.
utm_content     Nội dung     Thứ nguyên nội dung mô tả phiên bản của quảng cáo mà khách truy cập đã nhấp vào. Thứ nguyên này được sử dụng trong quảng cáo nhắm mục tiêu theo nội dung vàThử nghiệm Nội dung (A/B) để xác định xem phiên bản quảng cáo nào có hiệu quả nhất trong việc thu hút khách hàng tiềm năng sinh lợi.
utm_campaign     Chiến dịch     Thứ nguyên chiến dịch phân biệt các quảng cáo sản phẩm chẳng hạn như "Bán Ván trượt Mùa Xuân" hoặc các chiến dịch khẩu hiệu chẳng hạn như "Hãy Khoẻ mạnh Cả Mùa hè".

URL ví dụ:

    http://www.examplesite.com/?utm_source=google&utm_medium=ppc &utm_term=exampleword &utm_content=campaign1 &utm_campaign=exampleproduct

Bước 8 - Tạo các Bộ lọc

Bộ lọc được sử dụng để bao gồm, loại trừ hoặc thay đổi sự hiện diện của thông tin nhất định trong báo cáo.

Bạn không bắt buộc phải có bộ lọc, nhưng sử dụng chúng sẽ giúp bạn xác định những dữ liệu nào bạn sẽ xem và cách bạn xem dữ liệu đó. Do bộ lọc ảnh hưởng đến cách dữ liệu được hiển thị trong báo cáo của bạn, bạn cần thiết lập chúng càng sớm càng tốt. Những bộ lọc được thêm sau khi tài khoản bắt đầu thu thập dữ liệu sẽ không ảnh hưởng đến dữ liệu cũ của bạn.

Bạn cần tạo bộ lọc khi:

    bạn chỉ muốn xem báo cáo cho tên miền phụ hoặc thư mục phụ nhất định
    bạn muốn loại trừ lưu lượng truy cập từ những người hoặc vị trí nhất định
    các tham số động của bạn dễ đọc như những xâu văn bản mô tả

Có một số lý do khác khiến bạn muốn có bộ lọc, nhưng nếu không có lý do nào trên đây áp dụng cho bạn, bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo một cách an toàn.

Một bộ lọc bao gồm:

    Tên bộ lọc
    Loại bộ lọc bạn muốn triển khai
    Trường bộ lọc bị ảnh hưởng. Thông tin khác về những trường này có sẵn trong Trung tâm Trợ giúp của chúng tôi:Các trường bộ lọc trình bày thông tin gì?
    Dạng bộ lọc là xâu ký tự sẽ được kết hợp với trường bộ lọc. Trường này sử dụng các cụm từ thông dụng, một cú pháp đặc biệt sử dụng các ký tự đại diện và xâu văn bản để kết hợp. Hãy đọc Cụm từ thông dụng là gì? để có hướng dẫn và mẹo.

Để tạo bộ lọc:

    Nhấp vào liên kết Trình quản lý Bộ lọc từ trang Cài đặt Analytics.
    Nhấp vào Thêm Bộ lọc.

Loại Bộ lọc

Analytics cung cấp ba loại bộ lọc định sẵn, hữu ích cho các hoạt động phổ biến, cũng như một số bộ lọc tuỳ chỉnh.

Các bộ lọc định sẵn:

    Loại trừ tất cả nhấp chuột từ một tên miền (tên máy chủ lưu trữ): sử dụng bộ lọc này để loại trừ các nhấp chuột bắt nguồn từ một mạng cụ thể, chẳng hạn mạng làm việc nội bộ của bạn.
    Loại trừ tất cả nhấp chuột từ một địa chỉ IP: bộ lọc này hoạt động để loại trừ các nhấp chuột từ những nguồn nhất định. Bạn có thể nhập một địa chỉ IP duy nhất hoặc một dải địa chỉ
    Chỉ bao gồm lưu lượng truy cập từ một thư mục phụ: sử dụng bộ lọc này nếu bạn muốn một cấu hình chỉ báo cáo về một thư mục phụ cụ thể (chẳng hạn nhưwww.example.com/motorcycles)

Bộ lọc tuỳ chỉnh:

    Dạng Loại trừ: Loại bộ lọc này loại trừ các dòng của tệp nhật ký (các hiển thị) phù hợp với Dạng Bộ lọc. Các dòng phù hợp được bỏ qua toàn bộ; ví dụ: bộ lọc loại trừ Netscape cũng sẽ loại trừ tất cả thông tin khác trong dòng nhật ký đó, chẳng hạn như khách truy cập, đường dẫn, giới thiệu và thông tin tên miền.
    Dạng Bao gồm: Loại bộ lọc này bao gồm các dòng của tệp nhật ký (các hiển thị) phù hợp với Dạng Bộ lọc. Tất cả hiển thị không phù hợp sẽ bị bỏ qua và bất kỳ dữ liệu nào về các hiển thị không phù hợp cũng sẽ không có sẵn cho các báo cáo của Urchin.
    Tìm kiếm & Thay thế: Đây là một bộ lọc đơn giản có thể được sử dụng để tìm kiếm một mẫu trong một trường và thay thế mẫu tìm được bằng một dạng thay thế.
    Bảng Tra cứu: Chọn bộ lọc này cho phép bạn chọn một tên bảng tra cứu có thể được sử dụng để sắp xếp mã thành các nhãn dễ hiểu cho mọi người. Ví dụ: bảng mẫu điện thoại sắp xếp các từ định danh nền tảng điện thoại viết tắt thành tên mẫu và tên nhà sản xuất cho các trình duyệt web trên điện thoại.
    Nâng cao: Loại bộ lọc này cho phép bạn tạo một trường từ một hoặc hai trường khác. Công cụ lọc sẽ áp dụng các biểu thức trong hai trường đã Trích cho các trường được chỉ định và sau đó xây dựng một trường bằng biểu thức Xây dựng. Đọc bài viết về Bộ lọc Nâng cao để biết thêm thông tin.
    Chữ Hoa / Chữ Thường: Chuyển đổi nội dung của trường thành toàn bộ chữ hoa hoặc toàn bộ chữ thường. Các bộ lọc này chỉ ảnh hưởng đến chữ cái và không ảnh hưởng đến các ký hiệu hoặc chữ số.

Các cách dùng phổ biến

Chỉ báo cáo lưu lượng truy cập đến một tên miền phụ - Nếu bạn có mã theo dõi trên toàn bộ tên miền của mình, nhưng muốn xem riêng báo cáo về một tên miền phụ cụ thể, bạn có thể tạo bộ lọc để chỉ bao gồm lưu lượng truy cập đến tên miền phụ đó.

Loại Bộ lọc: Bộ lọc tuỳ chỉnh > Bao gồm
Trường Bộ lọc: Tên máy chủ lưu trữ
Dạng Bộ lọc: subdomain\.example\.com
Phân biệt chữ hoa chữ thường: Không

Bộ lọc này sẽ loại trừ tất cả lưu lượng truy cập không nằm trên tên miềnsubdomain.example.com.

Loại trừ các địa chỉ IP nội bộ - Nếu bạn muốn loại trừ lưu lượng truy cập từ các địa chỉ IP nội bộ để những lần truy cập của chính bạn và các nhân viên của bạn không hiển thị trong báo cáo, hãy nhập địa chỉ IP của mình trong bộ lọc dưới đây. Bạn cũng có thể lọc ra một dải địa chỉ, như trong ví dụ thứ hai. Hãy nhớ sử dụng các cụm từ thông dụng trong trường Địa chỉ IP.

Loại Bộ lọc: Loại trừ tất cả lưu lượng truy cập từ một địa chỉ IP
Địa chỉ IP: 99\.999\.999\.9

Hoặc, để lọc một dải địa chỉ từ 192.168.1.1 đến 192.168.125:

Loại Bộ lọc: Loại trừ tất cả lưu lượng truy cập từ một địa chỉ IP
Địa chỉ IP: ^192\.168\.1\.([1-9]|[1-9][0-9 ]|1[01][0-9]|12[0-5])$

Bước 9 - Cấp quyền truy cập cho người dùng khác

Google Analytics mang lại khả năng thêm bất kỳ số lượng người dùng nào vào tài khoản và cấp các cấp truy cập khác nhau vào báo cáo của bạn.

Cấp quyền truy cập vào cấu hình

Để cho phép người dùng khác truy cập, hãy thực hiện theo các hướng dẫn bên dưới. Xin lưu ý rằng những người dùng khác cần phải tạo Tài khoản Google miễn phí để được cấp quyền truy cập.

    Nhấp vào Trình quản lý Truy cập.
    Nhấp vào Thêm.
    Nhập địa chỉ email, họ và tên của người dùng.
    Chọn Loại truy cập cho người dùng này: Chỉ xem báo cáo hoặc Quản trị viên Tài khoản, cho phép người dùng chỉnh sửa cài đặt tài khoản.
    Nếu bạn chọn Chỉ xem báo cáo, hãy chọn các cấu hình mà người dùng này có quyền truy cập vào (lưu ý rằng Quản trị viên Tài khoản có quyền truy cập vào tất cả cấu hình). Báo cáo cho các cấu hình không được chọn sẽ không có sẵn cho người dùng này.
    Nhấp vào Thêm để di chuyển các cấu hình này vào danh sách Cấu hình Trang web đã Chọn.
    Nhấp vào Kết thúc để tạo người dùng mới.

Bước 10 - Bật tính năng theo dõi giao dịch thương mại điện tử

Với một số bổ sung đơn giản cho trang xác nhận của bạn, Google Analytics có thể tự động phát hiện và ghi lại các thông tin về giao dịch và sản phẩm. Thông tin bắt buộc được đưa vào một mẫu ẩn được phân tách thành thông tin giao dịch và sản phẩm. Phần lớn các hệ thống thương mại điện tử định hướng mẫu đều có thể được sửa đổi để đưa thông tin này vào trang xác nhận.

Bạn cũng cần bật báo cáo thương mại điện tử cho cấu hình trang web của mình:

    Từ trang Cài đặt Analytics, hãy nhấp vào Chỉnh sửa bên cạnh cấu hình bạn muốn bật.
    Nhấp vào Chỉnh sửa từ hộp Thông tin Cấu hình Trang web Chính
    Thay đổi nút radio Trang web Thương mại Điện tử từ Không thànhCó.

Viết thông tin bắt buộc

Ở đâu đó trong trang xác nhận, bên dưới mã theo dõi, các dòng sau cần được viết bởi công cụ của bạn. Mọi thông tin trong ngoặc đơn phải được thay thế bằng các giá trị thực tế, như được mô tả trong Làm cách nào để theo dõi giao dịch thương mại điện tử?

   

   
   

   
Hãy tham khảo Làm cách nào để theo dõi giao dịch thương mại điện tử? để có thêm hướng dẫn về cách viết thông tin giao dịch cho các trang xác nhận của bạn.

Thông tin khác

Theo dõi các giao dịch trên các tên miền và tên miền phụ - Nếu bạn theo dõi các giao dịch diễn ra trên một tên miền hoặc tên miền phụ khác với trang web chính của mình, hãy đọc Làm cách nào để sử dụng Google Analytics để theo dõi giỏ hàng của bên thứ ba? để được hướng dẫn về cách cập nhật mã theo dõi.

Tính tương thích của giỏ hàng bên thứ ba - Google Analytics sử dụng công nghệ cookie của bên thứ nhất để theo dõi khách truy cập và tạo báo cáo. Cookie của bên thứ nhất yêu cầu mã JavaScript được gọi từ mỗi trang web để tránh phá vỡ cài đặt bảo mật trong trình duyệt web của khách truy cập. Nếu bạn có thể chỉnh sửa mã nguồn trang web giỏ hàng của mình và thêm mã theo dõi của Google Analytics, bạn sẽ có thể sử dụng trang web đó với Google Analytics.

Trích dẫn: Google Analytics Help

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
Các tin tức khác
icon Tổng hợp form liên hệ, báo cáo, trợ giúp, xem xét... gửi đến Google
icon Hướng dẫn quản trị và sử dụng mail Mdaemon cơ bản
icon Cách sử dụng title tag hiệu quả cho SEO
icon Bạn cần hiểu Conversion Rate là gì?
icon Từ khoá nằm trong tên miền có hay không có tác dụng trong SEO
icon Công thức tính chất lượng cho backlink
icon Bạn kiếm bao nhiêu tiền từ một từ khóa?
icon Để có Pagerank 10 thì cần trung bình bao nhiêu backlink?
icon Hình thức liên kết trong SEO
icon Những yếu tố quan trong nhất ảnh hưởng từ SEO On page
Kênh Dịch Vụ mong muốn trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các giải pháp trực tuyến mang tính cách mạng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng. Để đạt mục tiêu đó, chúng tôi tự biết mình sẽ phải luôn phấn đấu và học hỏi.
Liên hệ trực tiếp:
0972.126.126
support@kenhdichvu.vn