Có 2 vấn đề cốt lõi trong marketing. Thứ nhất là điều hướng traffic tới website và thứ hai là chuyển đổi traffic đó thành khách hàng. Bạn có thể có hàng ngàn visitor tới website nhưng bạn không thể chuyển đổi họ thành khác hàng, vậy vấn đề là do đâu?
Bài viết này là chia sẻ kinh nghiệm về việc cải thiện tỉ lệ chuyển đổi của Neil patel thông qua việc tối ưu nút bấm call to action trên website. Những kinh nghiệm này có được từ việc thuê dịch vụ tư vấn convertion rate, hoặc từ thử nghiệm a/b testing trên chính site của mình, nhưng chủ yếu là đến từ 2 công ty đồng sáng lập chuyên về phân tích dữ liệu trực tuyến là KISSmetrics và Crazy Egg.
Một trong những cách dễ nhất để tăng tỉ lệ conversion đó là tối ưu call to actions( CTAs). Chúng ta hãy cùng khám phá những cách bạn có thể làm để cải thiện nút bấm CTAs trên website bạn nhé.
1. Thử nghiệm chữ trên nút bấm call to action.
Những chữ nào thường được sử dụng phổ biến trên các nút bấm CTAs của một website? Click here, bấm vào đây, thanh toán, mua ngay…Nhưng tôi nhận ra rằng những từ trên có đặc điểm chung là không ảnh hưởng nhiều tới conversion rates ( tỉ lệ chuyển đổi). Nếu chúng có tác dụng tốt thì những thành phần khác trên website cần phải được kiểm tra lại. ví dụ như bạn thấy tỉ lệ click vào nút mua ngay rất cao nhưng vẫn không có đơn hàng, thì cần xem lại quá trình xử lý từ lúc bấm mua ngay có thể gặp trục trặc không điền được đơn hàng.
Và có trường hợp chỉ copy thử nghiệm của người khác giống như 37 Signels đã sử dụng call to action “See pricing and plans” đã giúp tăng conversion rate lên trên 200%, nhưng điều đó không chắc sẽ làm việc với bạn khi sao chép lại một nút bấm CTAs của ai đó, chính vì thế thử nghiệm là phương pháp tốt nhất.
Thử nghiệm text trên CTA mang lại những kết quả khác nhau
Crazy Egg cũng thử nghiệm call to action này trong 1 năm trước và conversion rate của họ giảm hơn 10%, đến khi thay text là “show me my heatmap” thì tỉ lệ chuyển đổi lại tăng lên 20%.
Bài học rút ra: Call to action có liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ có xu hướng chuyển đổi tốt hơn là những call to action chung chung. Vì thế hãy thử nghiệm các văn bản, từ ngữ khác nhau cho nút bấm CTAs, cố gắng để nút CTAs chứa thông tin liên quan nhiều tới những gì bạn cung cấp phục vụ, nó sẽ chuyển đổi tốt hơn và tỉ lệ click cũng tăng lên.
2. Màu sắc chủ đạo
Google trước đây đã thử nghiệm 50 sắc thái khác nhau của màu xanh cho nút call to action của họ và tìm ra được sắc thái có tỉ lệ chuyển đổi cao nhất. Kết quả cuối cùng là tăng tỉ lệ đăng ký. Bạn hầu như chắc chắn không thể kiểm nghiệm trên 50 sắc thái khác nhau của màu sắc, nhưng bạn vẫn có thể thử nghiệm một vài màu sắc khác nhau.
SAP tìm ra được màu cam tăng tỉ lệ convertion của họ lên 32,5%. Performable nhận ra màu đỏ làm tăng convertion rate lên 21%.
Bài học rút ra:Màu sắc khác nhau có ý nghĩa khác nhau, giống như màu đỏ tạo ra một cảm giác gấp rút. Mục đích chính với CTAs của bạn là đảm bảo chúng nổi bật và có một sự tương phản tốt giữa màu sắc của button và màu sắc của website.
3. Vị trí của call to action.
Cũng giống như kinh doanh, vị trí là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Bạn sẽ cần kiểm tra bằng cách gắn nút CTAS ở phía trên fold, dứoi fold và bất cứ nơi đâu bạn nghĩ nó hợp lý. Tôi đã thử kiểm tra trên website bằng cách đặt nút call to action vài vị trí và nhận ra nó ảnh hưởng khá lớn tới tỉ lệ conversion. Tôi thử đặt phía trên fold, nhưng nó không có hiệu quả bằng đặt dưới fold.
Qua quan sát đó tôi nhanh chóng nhận ra rằng mọi người muốn đọc một ít thông tin và nghiên cứu một chút những tôi đưa ra trước khi đưa cho họ thấy nút bấm call to action. Đó chính là lý do tại sao đặt nút call to action ở trên fold là nguyên nhân giảm conversion tới 17%.
Bài học: đừng cho rằng đặt call to action ở vị trí cao trên trang sẽ tăng coversion rate. Hãy đảm bảo visitor được biết những gì họ sẽ nhận được truớc khi bạn đưa cho họ một call to action.
4. Thiết kế rất quan trọng
Quick Sprout đã chạy thử nghiệm a/b testing trên site của họ…và để kiểm tra toàn bộ thiết kế của nút call to action. Nút call to action nguyên bản chỉ là một button với thông báo “ add to card”. Qua quan sát họ nhận ra mọi nguời có chút mơ hồ về những gì họ sẽ nhận được với hệ thống. Vì thế họ quyết định thay đổi một chút thiết kế với CTAs.
Nút CTAS mới cũng chứa text là “ add to card” nhưng nó có chứa thêm hình ảnh sản phẩm. và kết quả thật bất ngờ tăng 28% chỉ bằng cách sửa đổi thiết kế có kèm hình ảnh.
Bài học: đừng chỉ vì mọi người thường sử dụng một nút nhấn CTAs đơn giản có bo tròn góc và chứa vài từ mà bạn cũng phải làm thế. Thử kiểm tra các kích thước khác nhau từ bo tròn góc tới kèm theo một hình ảnh của sản phẩm bên trong nút CTAs, bạn có thể tăng convertion với sự sáng tạo của mình.
5. Sáng tạo
CTAS không nhất thiết phải là button, KISSmetrics đã thử nghiệm một cách khá độc đáo, thêm một call to action bên trong 1 video trên blog KISSmetrics. Khi bạn xem xong video một button sẽ hiện ra mời bạn đăng kí dịch vụ phân tích dữ liệu của họ.
Đó là 1 call to action đuợc nhấp chuột nhiều hơn 380% so với CTAs đặt bên sidebar thông thường.
Bài học: Không nhất thiết các nút bấm tiêu chuẩn mới có tỉ lệ chuyển đổi tốt, một sự sáng tạo bằng cách thêm vào video đã tạo ra nhiều click hơn thông thường.
6. Nói với mọi người đừng click
Bạn có thể thay đổi CTAs thành “ đừng click vào đây” và mong chờ thúc đẩy conversion? Nó có thể không làm việc cho tất cả nhưng biết đâu lại hiệu quả cho với bạn.
Ví dụ trên Timothyskyess họ thử nghiệm một call to action với text” đừng bấm vào đây nêu bạn lười biếng” và nó hiệu quả hơn 39% so với “ bấm vào đây”.
Ramit Shethi sáng lập website “ tôi sẽ dạy bạn trở nên giàu có “ cũng dùng cách tương tự khi nói mọi người đừng bấm vào.
Sử dụng cách nói ngược lại có thể là cách hiệu quả để mọi người làm những gì bạn muốn. Kiểm tra các biến thể khác nhau của call to cation để nói với mọi người tại sao họ nên click bằng cách sử dụng những ngôn ngữ từ chối. Ví dụ nếu bạn chạy một trang web thương mại điện tử bạn có thể thử nút bấm “ đừng bấm vào đây trừ khi bạn muốn tiết kiệm 10%”, hay là “ Không bấm vào đây trừ khi bạn muốn biết thiết kế web chuyên nghiệp là như thế nào”.
Bài học: Đôi khi sử dụng những từ trong nút call to action khác với những gì thường thấy bạn có khả năng tăng tỉ lệ chuyển đổi của mình.
7. Hiệu ứng đặc biệt
Có một cách tuyệt vời để thu hút click đó là làm cho call to action chuyển động theo người dùng khi họ cuộn chuột. Nút bấm CTAs trên TimonthySykes.com là “ next big pick” tỉ lệ click tăng lên 21% vì CTAs lăn theo khi người dùng cuộn chuột xuống phía dưới trang web.
Công ty thiết kế website kenhdichvu cũng thử nghiệm plugin có chức năng chia sẻ lên mạng xã hội có hiệu ứng chuyển động khi bạn lăn chuột và thấy rằng tỉ lệ click tăng lên nhiều hơn so với những loại plugin nằm cố định ở phía trên hay ở dưới cùng bài post.
Bài học: Một hiệu ứng nhỏ có thể mang lại sự chú ý nhiều hơn tạo nên nhiều click hơn, nhưng điều này không có nghĩa là covertion sẽ tăng.
8. Khoảng trắng.
Một cách tuyệt vời để làm cho call to action nổi bật là không đặt thứ gì xung quanh nó. Khoảng trắng sẽ làm nổi bật CTAs.
Bạn có thể làm điều này bằng cách:
- Giảm các yếu tố trong bản thiết kế website của bạn
- Giảm só lượng màu sắc tươi sáng trong thiết kế
- Không đặt nhiều thứ xung quanh CTAs
Quick sprout đã thử dùng khoảng trắng trên landing page của trang traffic system và nhìn thấy một sự gia tăng nhỏ trong tỷ lệ chuyển đổi. gia tăng 8% nhưng con số đó chưa đủ để làm thống kê. Nó sẽ mất 30-60 ngày nữa để thử nghiệm kết thúc nên họ dừng lại. Hy vọng rằng bạn sẽ may mắn hơn trong thử nghiệm này.
Bài học: đưa quá nhiều yếu tố xung quanh nút call to action có thể giết chết conversion rate của bạn, sử dụng khoảng trăng để thu hút sự chú ý nhiều hơn.
9. Không có call to action
Bạn có dám loại bỏ nút CTAs trên website hay ko? Tim Sykes đã làm điều này và thấy một vài điều thú vị. Không phải ông ta làm vì muốn thử nghiệm a/b testing mà vì người thiết kế website không hoàn thành website bán hàng cho ông.
Sản phẩm không được kết nối với giỏ hàng, ông đã loại bỏ các nút call to action trên trang sản phẩm và nhận ra nhiều người quan tâm tới sản phảm của mình bởi vì họ cảm thấy ko có cơ hội mua nó nữa.
Bằng cách loại bỏ CTAs và thêm một địa chỉ Email ông đã nhận được nhiều thắc mắc từ khách hàng hơn so với cách sử dụng CTAs truớc đây trên website bán hàng của mình.
Bài học: làm tràn ngập website với nhiều call to action không phải lúc nào cũng tốt, bởi nó dễ gây cảm giác bạng đang cố bán một thứ gì đó. Khi bạn bỏ call to action nó có thể gây hiệu ứng ngược, mọi người quan tâm tới một sản phẩm mà họ không còn mua được nữa.
Kết luận: Những gì trong bài viết này có thể không làm việc cho bạn, nhưng hãy nên thử nghiệm các biến thể call to action dựa trên những gợi ý trên để tìm hiểu những gì mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng . Hãy liên tục thử nghiệm A/b testing , nếu bạn không cố gắng cải thiện conversion thì nó sẽ đứng yên, vì thế đừng sợ …hãy thử nghiệm.